Trợ giúp
Học tốt trên lớp
Luyện thi
Hiểu học hành
chương trình toán 11 là tiền đề quan trọng và tạo đà cho học sinh học lớp 12 được tốt hơn, có thể vững bước vào cánh cổng thi đại học. Nắm vững chương trình lớp 11 từ căn bản đến nâng cao sẽ giúp trẻ hoàn thành tốt việc học của mình.
Năm lớp 11 có rất nhiều kiến thức cần ghi nhớ ở môn toán học. Học sinh khi nắm rõ kiến thức của năm học này sẽ giúp ích rất nhiều cho các kỳ thi quan trọng sắp tới. Theo đó, cần nắm rõ từ các loại kiến thức căn bản đến nâng cao để có thể làm được các loại bài tập khác nhau. Sau đây, chúng tôi xin tóm tắt chương trình toán 11 giúp thầy cô, cha mẹ và học sinh có thể biết được nội dung cần phải nắm ở giai đoạn này.
Đây là phần quan trọng không thể không đề cập đến khi học toán lớp 11. Phần này được phân phối chương trình toán 11 cũng khá quan trọng và được chia làm nhiều phần nhỏ khác nhau. Chúng ta có thể phân thành các chương nhỏ như sau:
Đây là chương trình khó nhất trong lĩnh vực đại số của toán lớp 11 do có nhiều công thức loằng ngoằng phải nhớ. Yêu cầu của phần này là phải nắm vững được các công thức và tính chất của các hàm lượng giác. Cùng với đó là các dạng phương trình khác nhau cần phải nhớ trong chương trình toán 11 học kì 1.
Với nội dung này, học sinh sẽ phải tư duy và nhớ các lý thuyết, từ đó sẽ vận dụng các quy tắc về hoán vị, chỉnh hợp hay tổ hợp để giải các bài toán phần tử. Ngoài ra, còn có các công thức liên quan đến nhị thức Newton dùng để giải các bài toán liên quan đến số mũ có điều kiện…
Yêu cầu của chương trình toán lớp 11 với nội dung phần này là học sinh cần phải nắm vững công thức và vận dụng chúng để tính các biến cố khi biết xác suất. Từ đó chúng ta sẽ tìm ra được kết quả cần tính toán.
Nội dung chính của các bài học phần này là: bài học đếm, bài học tổ hợp- hoán vị- chỉnh hợp. Bài học thứ 3 là về nhị thức Newton, thứ 4 là về phép thử và biến cố, cuối cùng là bài tập xác suất của biến cố.
Chúng ta sẽ tìm hiểu về dãy số với các quy luật để sắp xếp. Nội dung học cụ thể là về quy nạp toán học, dãy số, cấp số cộng, nhân,
Trong đó có các giới hạn về dãy số, về hàm số, hàm số liên tục. Nội dung sẽ xoay quanh làm quen với định nghĩa và các định lí.
Học sinh sẽ được làm quen về các khái niệm liên quan đến tiếp tuyến, đạo hàm, quy tắc đạo hàm, đạo hàm lượng giác, các phép tính vi phân, đạo hàm cấp hai…
Chúng ta sẽ được tiếp cận các phép liên quan đến hình học không gian, hình học phẳng. Cụ thể của từng chương học được phân bổ như sau:
Học sinh sẽ được học tập phép dời hình , phép tịnh tiến, đối xứng trục, đối xứng tâm, phép quay… Các phép này có liên quan với nhau, giúp ích cho người học có thể áp dụng vào nhiều bài tập hình học khác nhau.
Với chương trình toán 11 các dạng hình học trong không gian, cho học sinh biết được các tính chất, các định lý liên quan. Đồng thời, người học cũng biết được mặt phẳng là như thế nào, từ đó mở rộng ra hình khác như: hình chóp, hình tứ diện…
Bên cạnh đó, người học còn được tiếp cận kiến thức để xác định vị trí của đường thẳng, các tính chất của đường song song, điều kiện để biết được đường song song với mặt phẳng…
Những kiến thức về chương trình toán 11 nâng cao là dạng vectơ cùng hướng, bằng nhau… được giới thiệu đến học sinh. Đồng thời, người học cũng biết được các khái niệm và điều kiện về đồng phẳng, để 3 vectơ bằng nhau. Ngoài ra còn các định lí, các tính chất, của từng loại…
Với các thông tin kể trên, chúng ta đã nắm được sơ bộ của chương trình toán 11. Từ đây, người học có thể hiểu khái quát được nội dung học tập của học sinh. Từ đó có thể song hành, và củng cố từng kiến thức cần phải bổ sung ở giai đoạn này. Để có thể hiểu thêm về các chương trình toán học, chúng ta có thể tìm hiểu tại nhiều nguồn tin cậy khác nhau.