Trợ giúp

Quay lại

Học tốt trên lớp

Luyện thi

Tóm Tắt Chương Trình Toán Lớp 3 Học Kì 1

Nếu bạn đang quan tâm đến chương trình toán lớp 3 học kỳ I nhưng chưa thể hệ thống được hết các nội dung này thì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của Clevai Math nhé!

hieu-con-yeu

 

Ôn tập lại chương trình toán lớp 3 học kỳ I cho con khá quan trọng. Điều này sẽ giúp học sinh ôn tập và củng cố kiến thức một cách tốt nhất trước khi vào chương trình học mới. Dưới đây là tóm tắt chương trình toán lớp 3 dành cho phụ huynh và học sinh được Clevai Math tổng hợp. 

1. Nội dung chương trình toán lớp 3 học kỳ I có gì?

Cuối lớp 2 và đầu lớp 3 các bạn học sinh đã bắt đầu học đến phép tính nhân. Nội dung chính trong kỳ 1 lớp 3 học sinh sẽ chủ yếu được tiếp cận phép nhân và phép chia. Phần đầu chương trình toán lớp 3 học kỳ I học sinh vẫn được ôn tập và củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng cộng, trừ phạm vi 3 chữ số có nhớ và không nhớ. Ngoài ra, giáo viên còn ôn tập lại bảng nhân chia từ 1 - 5. 

Sau đó, nội dung chương trình học sau sẽ tập trung học phép nhân và phép chia trong phạm vi 1000. Phần kiến thức của bảng nhân, chia từ 6 - 9 được hướng dẫn sau thời gian học sinh ôn tập. 

2. Các kiến thức trọng tâm chương trình toán lớp 3 học kỳ I

Ôn tập và củng cố kiến thức 

Phần này trong chương trình toán lớp 3 học kỳ I giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh ôn tập về lý thuyết như cách đọc, cách viết số có 3 chữ số. Lý thuyết so sánh, tìm số lớn (bé) hơn số có 3 chữ số. Cách tính phép cộng và phép trừ các số có 3 chữ số không nhớ và có nhớ. 

Các kiến thức trọng tâm chương trình toán lớp 3 học kỳ I

Kiến thức này khá nhiều nên học sinh được ôn tập 1 - 2 tuần đầu. Vậy nên, bố mẹ cũng nên học cùng con và ôn tập trước khi bắt đầu vào năm học. 

Bảng nhân và bảng chia từ 6-9 

Đây được xem là kiến thức giúp học sinh tạo nền tảng kiến thức cơ bản cho các phép nhân, phép chia trong kiến thức toán của cấp 1. Vậy nên, để có thể tiếp thu được lý thuyết hiệu quả, ba mẹ cũng nên học cùng con để con có thể ghi nhớ tốt. Một số cách ba mẹ có thể áp dụng như vừa học vừa chơi, tạo ra các tình huống đố vui kiến thức,...

Lý thuyết xem giờ

Đây là phần lý thuyết giúp học sinh học về cách xem giờ. Yêu cầu của phần này đó là học sinh có thể đọc chính xác giờ trên đồng hồ. Ngoài ra, học sinh cần hiểu giờ hơn và giờ kém. Để nắm  chắc phần lý thuyết, ba mẹ cũng nên cho con thực hành cách xem giờ tại nhà. Những câu hỏi đơn giản như gia đình thường ăn cơm lúc mấy giờ, giờ học, giờ sinh hoạt của con hàng ngày,...

Lý thuyết đơn vị và đổi đơn vị

Trong chương trình toán lớp 3 học kỳ I học sinh sẽ tìm hiểu về đơn vị đo độ dài và đê-ca-mét và héc-tô-mét. Đây là những nội dung kiến thức giúp học sinh nắm được lý thuyết như cách viết và đọc số liệu kèm đơn vị, quy đổi đơn vị đo độ dài,...

Lý thuyết nhân chia trong phạm vi 1000

Đây là nội dung quan trọng trong chương trình toán lớp 3 học kỳ I và cũng khá khó đối với học sinh. Các phép toán mà học sinh cần nắm được trong phần này đó là:

Phép nhân 2 chữ số với 1 chữ số không nhớ 

Phép nhân 2 chữ số với 1 chữ số có nhớ

Phép nhân 3 chữ số với 1 chữ số 

Phép chia 2 chữ số với 1 chữ số không nhớ

Phép chia 2 chữ số với 1 chữ số có nhớ

Cách giải bài toán gấp 1 số lên nhiều lần và giảm 1 số đi 

Cách giải bài toán so sánh số bé bằng 1 phần mấy của số lớn và số lớn gấp mấy lần số bé. 

Toán tìm số chia

Cách giải bài toán gấp 1 số lên nhiều lần và giảm 1 số đi 

Lý thuyết về hình học 

Phần này học sinh chủ yếu học về hình vuông, hình không vuông, nhận biết thế nào là góc vuông, cách vẽ hình vuông bằng eke. Tiếp đến là học về hình chữ nhật, công thức tính chu vi hình vuông , hình chữ nhật. 

Lý thuyết về hình học 

Bạn thấy đó chương trình toán lớp 3 học kỳ I đối với học sinh có 6 phần chính như trên. Và chủ yếu những phần này tập trung trong phạm vi phép nhân và phép chia. Ngoài ra còn có các bài toán liên quan trong phạm vi 1000. Đây cũng được xem là phần kiến thức chuyển tiếp quan trọng từ cộng trừ sang nhân chia. 

Trên đây là những nội dung chính của chương trình toán lớp 3 học kỳ I Clevai Math đã tổng hợp chi tiết. Nội dung này sẽ giúp ba mẹ cũng như học sinh nắm được và biết được mình cần học gì và thực hiện từng nội dung như thế nào. Để có thể đi vào chi tiết, học sinh cần làm các bài tập liên quan và thực hành từng nội dung một cách thường xuyên. Có như vậy, sau khi kết thúc học kỳ 1 học sinh có thể làm được những bài tập tổng hợp một cách tốt nhất.