Trợ giúp

Quay lại

Học tốt trên lớp

Luyện thi

5+ Các Mô Hình Tư Duy Phổ Biến Hiện Nay || Clevai Math

Tìm hiểu mô hình tư duy là gì và điểm danh những mô hình tư duy phổ biến nhất hiện nay cùng Clevai Math trong bài viết dưới đây bạn nhé!

hieu-con-yeu

Mô hình tư duy là thuật ngữ khá phổ biến được nhiều người biết đến hiện nay. Việc sở hữu mô hình tư duy sáng tạo, thông minh là một lợi thế giúp con người đạt được thành công tốt nhất cho sự nghiệp. Cùng tìm hiểu các mô hình tư duy phổ biến nhất hiện nay trong bài viết dưới đây bạn nhé.

1. Mô hình tư duy là gì?

Mô hình tư duy ảnh hưởng đến cách con người nhìn nhận. Mỗi người có một mô hình tư duy khác nhau trong khi cùng quan sát một sự kiện, hiện tượng. Mô hình tư duy được đánh giá là một trong những nguyên lý chính của tổ chức học tập. Đây là những giả thiết, suy nghĩ, định kiến hay những hình ảnh đã ăn sâu vào suy nghĩ của mỗi người dẫn đến ảnh hưởng đến sự nhìn nhận thế giới xung quanh của họ.

Mô hình tư duy của mỗi người có sự khác biệt

Trong việc học tập và làm việc, mỗi cá nhân sẽ cần xác định rõ và hoàn thiện cách mà họ nhìn nhận mọi vấn đề xung quanh. Đây cũng chính là cách mô hình tư duy luôn mang tính chủ động và định hướng cách mà mỗi chúng ta hành động, suy nghĩ. Ví dụ đơn giản rằng, nếu bạn cho rằng người bạn vừa nhìn thấy không đáng tin cậy, chúng ta sẽ hành động rất khác biệt so với việc cho rằng họ là người đáng tin cậy.

2. Điểm danh các mô hình tư duy phổ biến hiện nay

2.4. Thang phân loại năng lực Singer

Singer là mô hình tư duy đã được xây dựng năm 2006 và phát triển cho đến nay. Các giai đoạn tư duy theo thang phân loại năng lực được chia làm các nhóm năng lực sau:

  • Tiếp nhận: Nhận diện về khái niệm, quan hệ, định nghĩa của sự vật, hiện tượng.

  • Xử lý dữ liệu cấp độ 1: So sánh các dữ liệu, điều tra và phân tích.

  • Xử lý dữ liệu qua công thức và mô hình: Xác định nguyên tắc, giải quyết vấn đề sau các mô hình, thuật toán.

  • Mô tả bằng ngôn ngữ: Diễn đạt lại trạng thái và hệ thống, hiện tượng của vấn đề.

  • Xử lý kết quả: So sánh các kết quả sản phẩm và kết luận.

  • Chuyển giao: Khái quát và đặc thù hóa vấn đề.

2.2. Mô hình phát triển kỹ năng Dreyfus

Mô hình phát triển kỹ năng Dreyfus

Mô hình Dreyfus ra đời vào năm 1980 trình bày về sự hình thành và phát triển kỹ năng của người học qua giảng dạy và thực tiễn. Quá trình này sẽ bao gồm năm bước phát triển từ người thực tập đến chuyên gia bao gồm:

  • Người tập sự: Giai đoạn học tập chưa đặt vào tình huống cụ thể nên người dùng chưa cần có kinh nghiệm trong tình huống đó.

  • Người bắt đầu: Nhận diện các tình huống qua hoàn cảnh và cho áp dụng quy tắc vào từng trường hợp.

  • Người có năng lực: Giai đoạn này người học cần tiếp thu nhiều nguyên tắc hơn và học cách tổ chức, sắp xếp lại nguyên tắc, thông tin tương thích.

  • Người thành thạo: Họ đánh giá được điều gì cần phải làm và thành thạo trong sử dụng nguyên tắc giải quyết vấn đề.

  • Chuyên gia: Không cần quá trình phân tích, lên kế hoạch mà có thể nhận diện tình huống nhanh qua hành động, trực giác.

2.3. Mô hình cấu trúc BIGGS và Collis

Biggs và Collis đã giới thiệu mô hình tư duy cấu trúc miêu tả trình tự sắp xếp tư duy theo cấp bậc nhất quán và đặt tên là chu kỳ học. Chu kỳ này giúp cung cấp cho người dùng về tiến độ học tập theo trạng thái nhất định. Cấu trúc của chu kỳ này sẽ bao gồm: Tiền cấu trúc, đơn cấu trúc, đa cấu trúc, xác lập mối quan hệ và mở rộng khả năng trừu tượng.

2.4. Thang tư duy Bloom

Thang phân loại năng lực Bloom

Thang tư duy Bloom được phát triển thành công vào năm 1956 bởi nhà khoa học cùng tên. Đối chiếu với thang tư duy này, bạn có thể biết trình độ tư duy của một người như thế nào và cách họ vận hành tư duy ra sao. Quy trình tư duy gồm sáu bậc được sắp xếp từ thấp đến cao theo các cấp bậc là biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá.

Đến năm 1990, thang tư duy đã được chỉnh sửa và phát triển hoàn thiện hơn. Kiến thức và tư duy được tách thành hai mảng kiến thức cụ thể và trừu tượng. Cho đến nay, thang tư duy Bloom được dùng khá rộng rãi trong những chương trình học tập, nghiên cứu.

2.5. Phương pháp Brainstorming

Phương pháp sử dụng nhằm phát triển tối đa về sự sáng tạo của mô hình tư duy. Phương pháp này tập trung vào vấn đề và rút ra nhiều câu trả lời lý thú về vấn đề đó. Trong Brainstorming, các vấn đề được hiểu sâu, đào bới theo nhiều góc nhìn khác nhau để đưa ra ý kiến, đánh giá tổng quan nhất.

Bài viết trên đây là những chia sẻ về các mô hình tư duy phổ biến hiện nay. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu hơn vì thuật ngữ này và ứng dụng vào cuộc sống.