Trợ giúp
Học tốt trên lớp
Luyện thi
Hiểu học hành
Để có thể ghi nhớ được số lượng kiến thức lớn, cách tốt nhất là dựa vào sơ đồ tư duy. Trong đó sơ đồ tư duy vào phủ chúa trịnh cũng đang được nhiều người tìm kiếm.
Vào phủ chúa Trịnh là tác phẩm nổi tiếng có trong chương trình giáo dục và thường xuất hiện trong các kỳ thi quan trọng. Chính vì vậy việc ghi nhớ kiến thức liên quan đến tác phẩm này là rất cần thiết. Tuy nhiên rất khó để nhớ tất cả kiến thức vì vậy sơ đồ tư duy vào phủ chúa Trịnh là cách tốt nhất dành cho các bạn học sinh.
“Vào phủ chúa Trịnh” là văn bản nằm trong đoạn trích rất nổi tiếng nhà văn Lê Hữu Trác xuất hiện trong văn học trung học phổ thông. Tác phẩm này cũng nằm trong top những bài giảng quan trọng được giáo viên giảng dạy rất kỹ vì thường xuất hiện ở những kỳ thi quan trọng.
Trước khi đi tìm hiểu về sơ đồ tư duy bài vào phủ chúa trịnh các em học sinh nên tìm hiểu về tác giả. Vì trong các bài thi thường sẽ có những chi tiết có trong câu hỏi liên quan đến tác giả.
Lê Hữu Trác là nhà văn sinh năm 1724 và mất năm 1791, ông sinh ra tại làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương của thời trước đây. Đến nay địa điểm này còn biết đến là huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.
Ông để lại nhiều tình cảm trong lòng độc giả vì là một người tài năng, không chỉ là một danh y chữa bệnh cho người nghèo khổ. Ông còn dành sức trẻ của mình để mở trường dạy học về nghề thuốc cho các thế hệ sau.
Sự nghiệp của ông trở nên nổi bật nhất thông qua sự ra đời của Bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh. Tác phẩm này ra đời bao gồm 66 quyển, được đánh giá là công trình nghiên cứu y học vô cùng xuất sắc trong thời trung đại Việt Nam của tác giả.
Nội dung của tác phẩm này là để ghi lại những cảm xúc sâu sắc, chân thực mà ông đã trải qua trong giai đoạn chữa bệnh. Đặc biệt trong hoàn cảnh phải lặn lội đến từng miền quê xa xôi để giúp đỡ người nghèo. Nó đã thể hiện được tâm huyết cũng như tấm lòng cao cả của một lương y.
Cũng thông qua đó, độc giả có thể thấy được một Lê Hữu Trác đa tài, đã có sự đóng góp cho văn học nước nhà thông qua những tác phẩm văn học của mình. Đó là những kiến thức mà các em học sinh cần nắm rõ về tác giả Lê Hữu Trác. Tuy nhiên sẽ rất khó để ghi nhớ khi cố gắng nhồi nhét kiến thức vào đầu vì vậy sơ đồ tư duy sau sẽ giúp các bạn dễ thuộc hơn:
Trước khi vẽ sơ đồ tư duy bài vào phủ chúa trịnh thì chúng ta cần nêu ra những ý chính về nội dung của tác phẩm. Sau đó các em sẽ dựa vào những nội dung này để hình thành sơ đồ tư duy.
Trước tiên kể về cuộc sống trong phủ Chúa Trịnh
Quang cảnh:
Để vào được phủ sẽ phải đi qua nhiều lính canh gác, trải qua nhiều sự kiểm tra kỹ lưỡng.
Trong đó có những vườn hoa với tiếng chim kêu, lắng nghe gió thổi với hương thơm ngào ngạt và hình ảnh những cây xanh.
Bên trong phủ rất nhiều đồ đạc mà ở nhân gian người ta chưa từng thấy bao giờ.
Khi tiến vào trong cung của thế tử sẽ phải đi qua những lần trướng gấm, đồ đạc, nệm gấm và có cả hương hoa ngào ngạt.
Cung cách sinh hoạt
Rất nhiều nghi lễ, phải có đầy tớ ở trước, có người giữ cửa
Phải chú ý đến lời lẽ cung kính, lễ độ
Bữa cơm phải của ngon vật lạ, mâm vàng
Thế tử luôn có người hầu bên cạnh
Hình ảnh người thầy thuốc trong cuộc sống xa hoa đó
Không đồng tình, dửng dưng với vật chất, vô cùng ngột ngạt.
Tâm trạng hiểu rõ bệnh của thế tử, thẳng thắn đưa ra ý kiến chữa bệnh, bảo vệ ý kiến cá nhân.
Việc vẽ sơ đồ tư duy vào phủ chúa trịnh cũng không quá khó khăn, khi chúng ta tự vẽ sẽ dễ ghi nhớ hơn. Các bạn trước tiên cần vạch ra những ý chính nội dung có trong tác phẩm. Sau đó dựa trên những ý chính đó để đưa vào sơ đồ tư duy. Vẽ nhánh lớn bao quát rồi đến nhánh nhỏ hơn là nội dung và ý nghĩa, hình ảnh người thầy thuốc.
Tiếp đến vẽ thêm nhánh nhỏ trong nội dung sẽ có những ý nào cần ghi nhớ và trong hình ảnh người thầy thuốc cần ghi nhớ những ý nào. Không cần ghi quá dài dòng, chỉ cần chọn những từ khóa chính để thêm vào. Như vậy sẽ có được sơ đồ tư duy vào phủ chúa trịnh dễ dàng cho việc học thuộc.
Bài viết trên đã cung cấp cho các em học sinh sơ đồ tư duy vào phủ chúa trịnh dễ nhớ và nhớ lâu cho đến các kỳ thi. Bên cạnh đó các em cũng có thể dựa theo đó để tự mình vẽ nên những sơ đồ tư duy cho những tác phẩm khác.