Trợ giúp

Quay lại

Học tốt trên lớp

Luyện thi

Sơ Đồ Tư Duy Lặng Lẽ Sa Pa Ngắn Gọn & Chi Tiết

Với mục đích giúp các em hệ thống kiến thức và dễ dàng tiếp thu, vận dụng vào làm bài. Dưới đây Clevai Math gửi đến bạn đọc tài liệu sơ đồ tư duy Lặng lẽ Sa Pa với hệ thống luận điểm rõ ràng.

hieu-con-yeu

 

Với mục đích giúp các em hệ thống kiến thức và dễ dàng tiếp thu, vận dụng vào làm bài. Dưới đây Clevai Math gửi đến bạn đọc tài liệu sơ đồ tư duy Lặng lẽ Sa Pa với hệ thống luận điểm rõ ràng, chi tiết. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các bạn học tập hiệu quả hơn.

1. Sơ Đồ Tư Duy Bài Lặng Lẽ Sa Pa Ngắn Gọn & Chi Tiết

Lặng lẽ Sa Pa là một bài trọng tâm của chương trình ngữ văn lớp 9 mà các em cần quan tâm, chú trọng đến. Tham khảo ngay sơ đồ tư duy Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long dưới đây để hệ thống kiến thức một cách chi tiết, logic nhất cũng như nắm được những kiến thức cơ bản và không bỏ sót bất kỳ ý nào của truyện ngắn giúp học sinh lớp 9 học và ôn tập tốt môn Ngữ Văn. 

Sơ đồ tư duy bài lặng lẽ Sa Pa

2. Tìm hiểu về truyện ngắn Lặng lẽ SaPa

Tác giả

- Nguyễn Thành Long (1925 – 1991), quê ông ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Thuở còn nhỏ, ông chủ yếu sống tại Quy Nhơn ( tỉnh Bình Định), đến năm 18 tuổi ông chuyển ra học ở Hà Nội. 

- Sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Thành Long tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp ở khu V và bắt đầu sự nghiệp viết văn. Sau năm 1954, ông tập kết ra Bắc và công tác tại Hội Nhà văn Việt Nam, chuyên về mảng sáng tác và biên tập. Ông là cây bút chuyên về bút kí và truyện ngắn.

- Đặc điểm phong cách nghệ thuật: những sáng tác của Nguyễn Thành Long hấp dẫn, lôi cuốn người đọc bằng giọng văn trong sáng, nhẹ nhàng thoải mái, giàu chất thơ với cốt truyện tưởng chừng như giản đơn mà rất giàu ý nghĩa khái quát. 

Tác phẩm

1. Thể loại: Truyện ngắn.

2. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ:

Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là kết quả của tác giả trong một chuyến công tác ở Lào Cai vào mùa hè năm 1970, sau này được in trong tập “Giữa trong xanh” (1972). Đây là một trong những truyện ngắn tiêu biểu cho đề tài viết về cuộc sống mới hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc.

3. Tóm tắt

Truyện kể về cuộc gặp gỡ tình cờ của các nhân vật anh thanh niên, ông họa sĩ, cô kĩ sư và bác lái xe tại một trạm khí tượng ở trên đỉnh núi Yên Sơn, trong vòng chưa đầy nửa tiếng. Ông họa sĩ và cô kĩ sư có chuyến lên thăm nơi ở và làm việc của anh thanh niên. Anh thanh niên đã có cơ hội chia sẻ, bộc bạch về cuộc sống và công việc của mình. Và ông họa sĩ đã kịp ghi lại ký họa chân dung về anh. Sự nhiệt huyết của anh thanh niên đã khiến cho ông hoạ sĩ và cô kĩ sư sống dậy những khát vọng cống hiến trong mình. Cuối cùng, họ đã chia tay nhau trong tình cảm lưu luyến, xúc động.

4. Bố cục

Truyện ngắn có bố cục 3 phần, cụ thể:

- Phần 1: (Từ đầu cho đến đến… Kìa, anh ta kia): Anh thanh niên thông qua lời kể của bác lái xe.

- Phần 2: (Tiếp theo cho đến… không có vật gì như thế): Cuộc gặp gỡ, trò chuyện giữa anh thanh niên và ông họa sĩ, cô kĩ sư.

- Phần 3: ( Đoạn còn lại): Cuộc chia tay của ba người.

5. Giá trị nội dung

Truyện ngắn đã khắc họa thành công hình ảnh của những con người lao động đang thầm lặng và không ngừng cống hiến cho đời mà tiêu biểu là hình ảnh nhân vật anh thanh niên đang làm công tác khí tượng trên đỉnh núi cao. Qua đó, ngợi ca vẻ đẹp của con người người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng nhưng vô cùng quan trọng.

6. Giá trị nghệ thuật

Tác phẩm đã rất thành công trong việc xây dựng tình huống, miêu tả nhân vật từ nhiều điểm nhìn khác nhau tạo nên tính khách quan, kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự và trữ tình.

2. Một số mẫu sơ đồ tư duy bài lặng lẽ sa pa để bạn tham khảo

Sơ đồ tư duy cảm nhận về hình tượng nhân vật anh thanh niên

Nhắc đến Sa Pa, trong đầu mỗi người dường như sẽ hiện ra một vùng đất mát mẻ, nơi có nhiều cảnh quan đẹp để tham quan, nghỉ ngơi rất thú vị. Đến với truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, tác giả Nguyễn Thành Long cho ta biết được một mặt khác ở vùng đất tuyệt đẹp bao người muốn đến này. Đó là Sa Pa với những con người lao động đang miệt mài, nỗ lực ngày đêm để cống hiến một phần sức lực của mình cho đất nước bằng sự đam mê. Mà tiêu biểu chính là nhân vật anh thanh niên. Lòng hiếu khách muốn san sẻ và sự nhiệt tình mỗi khi có người đến chơi đã để lại trong lòng ông họa sỹ và cô kỹ sư trẻ nhiều những tình cảm đặc biệt.

Sơ đồ tư duy bài lặng lẽ Sa Pa nhân vật anh thanh niên

Sơ đồ tư duy đóng vai ông họa sĩ để kể lại lặng lẽ Sa Pa 

Là một ông họa sĩ già, công việc thường ngày của ông là phải đi thật nhiều nơi, gặp thật nhiều người để lấy được những cảm hứng sáng tác. Nhưng có lẽ, cuộc gặp gỡ đặc biệt ở Sa Pa ngày hôm ấy với anh thanh niên trẻ tuổi đầy nhiệt huyết làm công tác khí tượng sẽ là kỉ niệm mà ông hoạ sĩ nhớ mãi trong đời mình.

Sơ đồ tư duy đóng vai ông họa sĩ kể lại truyện 

Trên đây là một số mẫu sơ đồ tư duy lặng lẽ Sa Pa mà Clevai Math chia sẻ để bạn học sinh tiện tham khảo, tìm hiểu về tác phẩm này. Đây là một tác phẩm văn học trọng tâm, hay và truyền tải những thông điệp ý nghĩa đến người đọc trong chương trình ngữ văn 9. Hy vọng thông qua những sơ đồ tư duy này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác phẩm.