Trợ giúp
Học tốt trên lớp
Luyện thi
Hiểu học hành
Hãy cùng tìm hiểu ngay sơ đồ tư duy Tự tình 2 để hiểu rõ hơn về tác phẩm văn học này của nhà văn Hồ Xuân Hương.
Phương pháp bằng sơ đồ tư duy là phương pháp học rất hiệu quả được rất nhiều giáo viên áp dụng trong giảng dạy. Bạn cũng có thể áp dụng phương pháp này trong quá trình học tập của mình, đặc biệt là các tác phẩm văn học. Hãy cùng tìm hiểu ngay một số mẫu sơ đồ tư duy Tự tình 2 của nhà thơ Hồ Xuân Hương để hiểu và ghi nhớ dễ hơn tác phẩm này.
Theo các tài liệu còn lưu truyền đến ngày nay, Hồ Xuân Hương (chưa rõ năm sinh và năm mất) quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Nhà thơ có một ngôi nhà riêng ở gần Hồ Tây lấy tên là Cổ Nguyệt Đường.
Cuộc đời của nữ nhà thơ này khá lận đận, nhiều nỗi éo le ngang trái đã lấy hai lần chồng chồng đều là lẽ, đến cuối cùng bà lại sống một mình, đơn độc đến già. Các sáng tác của bà bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm. Theo giới nghiên cứu, hiện tại, nhà thơ có khoảng trên dưới 40 bài thơ Nôm nổi bật là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ, khẳng định cũng như là đề cao vẻ đẹp của họ.
Giá trị nội dung của Tự tình lớp 11:
Bài thơ Tự tình nói về bi kịch trong tình yêu, gia đình của người phụ nữ trong xã hội thời phong kiến xưa. Đồng thời, bài thơ cũng thể hiện tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước duyên phận éo le và cuộc sống, số phận cay đắng của họ. Cho dù họ đã gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi lại vào bi kịch của cuộc đời.
bài thơ cũng cho thấy khát vọng sống, khát vọng được hạnh phúc từ những điều bình dị, đơn giản không chỉ của nhà thơ Hồ Xuân Hương mà còn của tất cả những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa nói chung.
Giá trị nghệ thuật trong tác phẩm Tự tình 11
Tác giả Hồ Xuân Hương đã vận dụng sáng tạo thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật với ngôn ngữ Tiếng Việt nhưng không làm mất đi giá trị của thơ mà nó còn đem đến cho thể thơ cổ điển một vẻ đẹp mới, gần gũi và vô cùng thân thuộc đối với người Việt.
Nhà thơ sử dụng những ngôn từ vô cùng giản dị mà đặc sắc với những động từ mạnh như “xiên ngang mặt đất” , “đâm toạc chân mây”. Từ láy tượng hình đã thể hiện khao khát đến cháy bỏng, đến nổi loạn trong lòng của tác giả.
Nhà thơ sử dụng những hình ảnh giàu sức gợi hình như “trăng khuyết chưa tròn”, “rêu từng đám”, “đá mấy hòn”,...để diễn tả những cung bậc, phong phú trong tâm trạng của người phụ nữ khi nghĩ đến thân phận nhỏ bé của mình.
Tác phẩm Tự tình 2 đã nói lên nỗi niềm của nhà thơ Hồ Xuân Hương mặc dù là một người phụ nữ tài sắc vẹn toàn nhưng số phận lại hẩm hiu đi làm vợ lẽ. Để hiểu rõ hơn về tác phẩm văn học này, hãy tham khảo ngay sơ đồ tư duy bài Tự tình dưới đây:
Một số chi tiết trong sơ đồ tư duy Tự tình 2:
Rêu:
Mềm mỏng và yếu đuối
Có sức mạnh to lớn, có khả năng xiên ngang mặt đất
Tâm trạng phản kháng với hiện tại
Đá:
Có khả vọng sống mãnh liệt
Nhỏ bé nhưng muốn vươn lên trong cuộc sống
Phần kết:
Tâm trạng đầy sự chán trường, bất mãn
Mùa xuân trở lại thì tuổi xuân sẽ ra di
Mùa xuân luôn đến rồi đi theo một chu kỳ tuần hoàn
Tâm trạng buông xuôi tất cả, tuyệt vọng:
Chỉ có một mảnh tình bé nhỏ
Thân phận chấp nhận đi làm lẽ
Hạnh phúc quá nhỏ bé
Khao khát được hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa
Tự tình là lời than, tự thương xót, buồn tủi cho duyên số, duyên phận hẩm hiu của tác giả dành cho chính mình. Khi đọc, ta sẽ càng cảm thấy sự cô đơn, buồn tủi của nhà thơ. Nhưng càng buổi tủi thì Hồ Xuân Hương lại càng khao khát được sống một cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn và đầy đủ. Hiện thực vô cùng nặng nề, cay đắng bủa vây khiến cho cái hồng nhan phơi ra, “trơ” ra với non nước, với cuộc đời.
Khi cảm nhận bài thơ, người đọc càng cảm thông với nỗi lòng khao khát được sống, khao khát được hạnh phúc của nữ sĩ Hồ Xuân Hương nói riêng và người phụ nữ trong xã hội cũ nói chung. Giá trị nhân bản là nội dung sâu sắc bao trùm lên tác phẩm Tự tình của Hồ Xuân Hương.
Cụ thể nội dung tác phẩm sẽ được thể hiện trong sơ đồ tư duy bài Tự tình lớp 11 sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác phẩm.
Trên đây là tổng hợp một số mẫu sơ đồ tư duy Tự tình 2 ngắn gọn, dễ hiểu giúp bạn hiểu và dễ ghi nhớ tác phẩm Tự tình của nhà thơ Hồ Xuân Hương hơn. Hy vọng cách học trên giúp bạn hiểu bài và cảm nhận rõ hơn về tác phẩm văn học này.