Trợ giúp

Quay lại

Học tốt trên lớp

Luyện thi

Tư Duy Hệ Thống Là Gì? Cách Tư Duy Hệ Thống Trong Công Việc

Tư duy hệ thống là một hoạt động hàng ngày của con người nhưng nhiều người vẫn không biết đến sự tồn tại của nó. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về khái niệm này.

hieu-con-yeu

Tư duy hệ thống là một trong những khái niệm không còn quá xa lạ đối với nhiều người và đang dẫn trở nên quan trọng hơn trong các môi trường làm việc. Hiện nay, tư duy có hệ thống ngày càng trở nên cần thiết hơn bởi chúng ta đều dần bị áp lực bởi nhiều thức phức tạp trong công việc lẫn cuộc sống. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về khái niệm này ngay trong bài viết dưới đây.

1. Tư duy hệ thống là gì?

Tư duy hệ thống là gì?

Tư duy hệ thống là cách hiểu thực tế để nhấn mạnh mối quan hệ giữa các hệ thống liên quan với nhau thay vì chỉ từng bộ phận riêng lẻ. Tư duy có hệ thống cung cấp một viễn cảnh mới mạnh mẽ, một tập hợp các công cụ có thể dùng để đề cập đến những vấn đề hóc búa nhất trong cuộc sống và công việc thường ngày.

2. Lợi ích của tư duy hệ thống

Lợi ích của tư duy hệ thống

Tư duy hệ thống là quá trình bạn hiểu cách mọi thức vận hành và liên kết với nhau, trong đó các phần ảnh hưởng đến nhau theo một tổng thể. Như vậy tư duy hệ thống đem lại những lợi ích gì?

2.1 Học nhanh chóng hơn

Tư duy hệ thống cho phép bạn có thể nhìn nhận vấn đề một cách tổng thể từ đó rút ra những mối quan hệ tương tác giữa các thành phần với nhau. Ví dụ khi tung một sản phẩm ra thị trường, nó không phải là một sản phẩm đơn độc mà là một tập hợp các trải nghiệm gắn kết, tích hợp tất cả giai đoạn của sản phẩm như nghiên cứu, sản xuất, giao hàng,....làm cho chúng liền mạch với nhau tạo thành một sản phẩm thành công.

2.2 Tác động nhanh chóng đến các vấn đề

Thực tế khi giải quyết vấn đề, bạn sẽ gặp những khó khăn mà những khó khăn này không đến một cách riêng lẻ mà có mối quan hệ với nhau. Phương pháp tư duy có hệ thống này giúp cung cấp một giá trị thực và tránh tạo ra những vấn đề, hậu quả không mong muốn.

2.3 Thích ứng nhanh : Xác định các kiểu hành vi

Tư duy hệ thống là cách tiếp cận vấn đề nhanh chóng để hiểu lý do tại sao các sự vật, hiện tượng lại xảy ra như vậy và cách để cải thiện tình trạng đó.

2.4 Đổi mới nhanh chóng

Mọi việc trong cuộc sống đều thay đổi, vì thế giải pháp tốt nhất chính thay đổi để giải quyết.

 

Xem thêm: BÍ KÍP GIÚP CON PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO

 

3. Các bước tư duy hệ thống trong công việc

 

5 giai đoạn chính để phát triển tư duy hệ thống trong công việc mà bạn không thể bỏ qua mà bạn nên biết như:

  • Cấu trúc hóa vấn đề

  • Mô hình lặp đi lặp lại theo hệ nhân quả

  • Mô hình động

  • Lập kế hoạch và mô hình hóa kịch bản

  • Thực hiện và tổ chức học tập để phát triển

4. Ví dụ về từ duy hệ thống

Ví dụ chuyện “thầy bói xem voi”

Một ví dụ nổi tiếng nhất về tư duy hệ thống mà chắc hẳn ai cũng biết đó là “thầy bói xem voi”. Đây là câu chuyện ngụ ngôn mà ai cũng biết về sự răn dạy của ông cha xưa với bài học ý nghĩa. Bên cạnh đó, nó cũng có ý nghĩa đối với các nhà quản trị trong kỷ nguyên 4.0 đáng để suy nghĩ.

Truyện kể rằng: Ngày xưa trong một ngôi làng có sáu thầy bói mù, thầy bói nào cũng phàn nàn không biết hình thù của con voi như thế nào. Một hôm, chợt nghe tiếng người kêu có voi đi qua, sáu thầy bói quyết định đến sờ để xem con voi như thế nào.

Cả sáu người đều sờ vào một bộ phận của con voi và nói:

  • Người đầu tiên sờ vào chân voi và nói “tưởng sao, con voi là cái cột nhà”

  • Người thứ hai sờ vào đuôi và nói “ồ không, nó là sợi dây thừng ấy mà”

  • Người thứ ba sờ vào vòi voi thì nói :Cũng không phải, Nó là một con trăn”

  • Người thứ tư sờ vào tai thì nói “nó là một chiếc quạt nan to”

  • Người thứ năm sau khi sờ vào bụng lại nói “nó cũng là một bức tường vĩ đại”

  • Người thức sáu sờ vào ngà voi thì kết luận “nó là một cái ống đặc”

Là một câu chuyện dân gian nhưng nó vẫn còn có ý nghĩa thực tế ở các doanh nghiệp hiện nay:

  • Tư duy sản phẩm nhưng lại bỏ qua khâu nghiên cứu thị trường, sản xuất, tung sản phẩm ra rồi mặc kệ cho đội bán hàng.

  • Bỏ chi phí Marketing lớn, rầm rộ nhưng nội bộ công ty chưa có đủ độ lớn, năng lực sản xuất chưa đáp ứng.

  • Các bộ phận đổ lỗi cho nhau, không ai chịu trách nhiệm

Tư duy hệ thống không chỉ đơn giản là giải quyết các vấn đề trong đời sống mà còn là tư duy hệ thống trong công việc. 

Mỗi vấn đề trong tổ chức, doanh nghiệp đều nằm trong một hệ thống với nhau vì vậy bạn cần đặt nó trong một hệ thống để xem xét mọi khía cạnh. Có như vậy, vấn đề mới được giải quyết cả gốc rễ và tránh được những rủi ro không đáng có.

5. Kết luận

Trên đây là một số thông tin để giải đáp thắc mắc tư duy hệ thống là gì và một số ví dụ liên quan đến tư duy hệ thống trong công việc mà bạn nên biết. Hy vọng những thông tin trên hữu ích đối với bạn, giúp bạn giải quyết được những vấn đề trong đời sống và công việc.