Trợ giúp

Quay lại

Học tốt trên lớp

Luyện thi

Tư Duy Khoa Học Là Gì? Các Phương Pháp Tư Duy Khoa Học

Tìm hiểu phương pháp tư duy khoa học là gì, các giai đoạn chính trong quá trình phát triển loại hình tư duy khoa học này chi tiết nhất trong bài viết dưới đây.

hieu-con-yeu

Tư duy khoa học là giai đoạn nhận thức trình độ cao thông qua các thao tác tư duy nhất định trong bộ não của con người. Tìm hiểu tư duy khoa học là gì và các phương pháp tư duy khoa học hiện nay giúp bạn nhận thức chính xác hơn về hình thức tư duy này và vận dụng vào cuộc sống hàng ngày của bản thân.

1. Tư duy khoa học là gì?

Tư duy khoa học là gì thực chất có thể hiểu là những quan sát, kinh nghiệm của mọi người khi tạo ra những câu hỏi xoay quanh một vấn đề nào đó. Qua những câu hỏi này, những hệ thống trong não bộ sẽ xác minh và triển khai những luận điểm mới để phê duyệt hoặc loại bỏ chúng. Thông thường những phương pháp xác minh này sẽ dựa trên kinh nghiệm và sự đo lường.

Khi loài người bắt đầu xuất hiện, khả năng phát triển tư duy suy nghĩ đã bắt đầu hình thành. Điều này giúp con người hành động và xử lý tốt những tình huống xảy ra hàng ngày. Tuy nhiên, không phải mọi suy nghĩ của con người đã được trung gian bởi tư duy khoa học.

Sau nhiều tiến bộ và phát minh mới của các nhà khoa học theo từng thời đại, tư duy dựa theo khoa học để hình thành và chi phối con người để giải thích những hiện tượng tự nhiên và con người hiện nay. Ví dụ thực tế như hiện nay người ta không nghĩ trời mưa là do một vị thần đang khóc mà là nhờ quá trình bay hơi, ngưng tụ và kết tủa.

Tư duy khoa học là gì và tìm hiểu các phương pháp hình thành tư duy khoa học

2. Các phương pháp tư duy khoa học

Các phương pháp tư duy khoa học có thể rèn luyện qua những thói quen hàng ngày. Cụ thể như sau:

2.1. Đặt câu hỏi về những vấn đề xung quanh

Việc đặt câu hỏi như sao những con chim có thể tìm được đường về tổ, tại sao những con kiến chụm đầu vào nhau mỗi khi gặp trên đường hay vĩ mô hơn là điều gì khiến mặt trăng có những pha khác nhau là điều nên làm. Chính những câu hỏi này giúp bạn hiểu hơn về những gì mình đang quan sát và hình thành tư duy khoa học hiệu quả.

2.2. Đào sâu kiến thức

Vấn đề tư duy khoa học là gì sẽ được giải đáp nếu bạn tìm hiểu và đào sâu định nghĩa, lịch sử của loại hình tư duy này. Tìm hiểu thêm những gì đã biết là cách chúng ta đào sâu vấn đề giúp hiểu rõ, hiểu tận gốc những vấn đề bạn đang quan tâm. Ví dụ với câu hỏi tại sao chất tẩy rửa có thể làm trắng quần áo, chị của bạn sẽ giải thích rằng do chất tẩy rửa có chất hóa học làm trôi chất bẩn trên quần áo. Tuy nhiên, sách giáo khoa hóa học nói rằng là do chất tẩy rửa giúp bẻ gãy những liên kết trên sợi vải khiến chất bẩn biến mất.

2.3. Luôn giữ thái độ hoài nghi vấn đề

Mọi vấn đề nếu thỏa hiệp ngay từ đầu sẽ khiến bạn khó hình thành tư duy khoa học trong những vấn đề khác. Vì vậy, hãy học cách giữ thái độ hoài nghi để tìm hiểu sâu và rõ hơn về vấn đề bạn đang quan tâm. Ví dụ, chúng ta cho rằng những chú ong mật sẽ dựa vào mặt trời để tìm hướng bay có hoa hút mật nhưng điều này có thật sự đúng không? Vậy chúng sẽ làm thế nào khi trời không có nắng? Việc đặt câu hỏi ngược này chính là chủ nghĩa hoài nghi giúp bạn hình thành tư duy khoa học trong cuộc sống.

Rèn luyện tư duy khoa học bằng thái độ hoài nghi

2.4. Hãy bác bỏ ý tưởng của bạn

Bạn nên nhìn nhận mọi vấn đề một cách đa hướng. Hãy thử bác bỏ ý tưởng của mình và đưa ra những luận chứng trái ngược. Điều này giúp bạn mở rộng vấn đề và tìm hiểu sâu hơn về hiện tượng, sự vật bạn đang quan tâm.

2.5. Luôn tìm thêm bằng chứng

Tìm thêm những bằng chứng về các vấn đề như chất tẩy rửa chỉ có thể tẩy một số loại vết bẩn nhất định hay tất cả, những chú ong có rời tổ bay đi kiếm ăn vào những ngày không có nắng hay không? Điều này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức thuyết phục và định hình tư duy theo hướng khoa học nhất.

2.6. Cởi mở tư duy của bản thân

Bạn có thể thay đổi tư duy của mình và mở rộng nó bằng cách tìm thêm những bằng chứng khẳng định vấn đề thực tế đang quan tâm. Hãy tìm kiếm những ý tưởng mới và những lời giải thích khác nhau về cùng một vấn đề. Cố gắng tìm ra những lời giải thích thay thế cho các hiện tượng bạn đang quan sát. Điều này sẽ rất có ích trong việc củng cố tư duy sáng tạo của bạn.

Cởi mở trong tư duy của chính mình

Tư duy khoa học là gì và các phương pháp tư duy khoa học chắc hẳn  bạn đã có câu trả lời. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích và ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày của bản thân.