Trợ giúp

Quay lại

Học tốt trên lớp

Luyện thi

Tư Duy Lãnh Đạo Là Gì? Tất Tần Tật Những Điều Cần Biết

Câu hỏi đặt ra ở đây là: Tư duy lãnh đạo là gì? Những điều gì bạn cần biết về tư duy lãnh đạo? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

hieu-con-yeu

 

1.Tư Duy Lãnh Đạo Là Gì?

Tư duy lãnh đạo là yếu tố quan trọng nó quyết định sự thành bại của một cơ quan, tổ chức, công ty, doanh nghiệp.v.v. Bởi vì, tư duy lãnh đạo đúng đắn sẽ là nền tảng cho mọi thành công của doanh nghiệp, tổ chức đó.

Thực tế, trong xã hội hiện nay có nhiều người cho rằng lãnh đạo là một kỹ năng sẵn có. Điều đó cũng đúng nhưng chỉ đúng một phần bởi vì tất cả kỹ năng đó sẽ bằng 0 nếu không được sử dụng  kỹ năng tư duy đúng đắn nếu nhìn ở tầm vĩ mô. Những tư duy cổ hủ không hợp với thực tế thời đại 4.0; 5.0 thì cần thay đổi, làm mới để có thể quản lý được tốt hơn.

Tư Duy Lãnh Đạo

Trong mỗi doanh nghiệp, lãnh đạo là bộ phận nắm giữ vận mệnh của cả công ty, là một vị trí vô cùng quan trọng không thể thiếu. là người tiên phong chèo lái doanh nghiệp, người lãnh đạo khôn khéo là người biết sử dụng đội ngũ lãnh đạo cấp dưới của mình để cùng đưa công ty, doanh nghiệp của mình phát triển hơn nữa.  Hiện nay, ở một số doanh nghiệp thì các cấp quản lý vẫn thường mắc phải những sai lầm trong công tác lãnh đạo, lý do là từ lối tư duy cũ đã bị lỗi thời, không hợp với tình hình thực tế. 

  • Điều hành nhân viên bằng thâm niên và kinh nghiệm, không cần tham khảo những thay đổi của xã hội bên ngoài.

  • Không có tầm nhìn chiến lược phát triển lâu dài mà chỉ nhìn vào một chút doanh thu nhỏ, lẻ và chuyên môn trên giấy giỏi.

  • Thiếu tố chất lãnh đạo cần có

  • Không có sự đột phá.

Là một người lãnh đạo phải có tư duy đúng.  Muốn lãnh đạo tốt cũng cần rèn luyện hàng ngày chứ kỹ năng trời phú chỉ chiếm 10%. Thực tế tạo ra lãnh đạo chứ lãnh đạo không tự nhiên được sinh ra.

 Trong doanh nghiệp, lãnh đạo là bộ phận nắm giữ vận mệnh của cả công ty

3.1. Yếu tố “con người” quyết định thành công.

 Nếu là một nhà lãnh đạo đúng đắn, họ sẽ rất biết cách sử dụng con người chứ không chỉ nỗ lực để đạt được doanh thu bằng những con số. Họ trao quyền cho các lãnh đạo ở những bộ phận tạo nên một chân rết vững chắc để chèo lái doanh nghiệp đi đến thành công. Đó mới được xem là gốc rễ của thành công.

3.2. Luôn có kế hoạch dự phòng

Để một doanh nghiệp, một công ty có thể phát triển lâu năm được buộc người lãnh đạo với vị trí tiên phong của mình phải có tầm nhìn chiến lược, có mục tiêu và lập kế hoạch hoạt động. Mặc dù vậy, khi tiến hành triển khai một kế hoạch nào đó sẽ không tránh khỏi những vấn đề ngoài dự tính, trong những trường hợp đó, tư duy lãnh đạo mới được hình thành. 

Nếu khi tiến hành công việc thấy kế hoạch của mình không đáp ứng được nhu cầu, đòi hỏi của công việc do kế hoạch mình đưa ra có phần lạc hậu so với tình hình thực tế thì lãnh đạo nên bỏ qua cái bảo thủ, lạc hậu đó thay bằng kế hoạch 2, kế hoạch 3…để xoay chuyển tình thế.

Tư duy lãnh đạo luôn có kế hoạch dự phòng

3.3. Cứng rắn, mềm mỏng đúng thời điểm

Nhu nhược và cực đoan là hai cụm từ  tạo nên sự thất bại của người lãnh đạo. Một người quản lý với lối tư duy mới sẽ luôn nắm bắt được tình huống và biết cách chuyển biến phong cách lãnh đạo dù ở bất cứ môi trường nào từ nhỏ nhất đến lớn nhất như: Các mối quan hệ với nhân viên, với đồng nghiệp và hơn cả là các đối tác trong và ngoài nước.

  •  Không dùng uy quyền tạo nên sự độc đoán để điều hành nhân viên vì như vậy sẽ tạo không khí mệt mỏi, nhàm chán, không thích thích được công việc.

  •  Hãy dùng cái tâm của mình để quản lý, vừa nghiêm khắc, vừa mềm mỏng sẽ gây thiện cảm với cấp dưới. Có như vậy, cấp dưới sẽ có độ nể và tuân thủ mệnh lệnh của mình đưa ra.

Tư duy lãnh đạo tốt thì cấp dưới sẽ nể và tuân thủ mệnh lệnh của mình đưa ra

3.4. Luôn thay đổi, làm mới, không thỏa mãn với chiến thắng hiện tại

Một trong những điều làm sụp đổ các doanh nghiệp là đội ngũ lãnh đạo có lối suy nghĩ tự mãn, tự hài lòng với thắng lợi, thành công của năm nay mà quên chiến lược phát triển của những năm tiếp theo. Bởi vậy, với sự phát triển như vũ bão của những doanh nghiệp lớn khác hiện nay thì tư duy của người lãnh đạo buộc phải phát triển, có như vậy họ mới có đủ năng lực tạo ra sức bật cho doanh nghiệp.  

3.5. Biết cân bằng và dám thử

  • Người lãnh đạo giỏi, tài năng là người có khả năng trao quyền và thiết lập hệ thống cấp dưới hoạt động chất lượng. Phải biết cách cân bằng tốt giữa việc cần làm và quản lý đội ngũ nhân viên. Họ đóng vai trò là người đưa ra mục tiêu và kiểm chứng kết quả đạt được. Chứ không chăm chăm ngồi ghi chép bàn giấy và theo dõi nhất cử nhất động của nhân viên.

  • Một sai lầm mà đa số các nhà lãnh đạo mắc phải là không dám thử. Khi mọi thứ đã được đi vào quỹ đạo nhiều người lãnh đạo sẽ hình thành lên một kiểu tư duy làm việc chỉ vì trách nhiệm mà quên đi mục tiêu chính khi mới nhậm chức, mất hết hứng thú vào công việc, bắt đầu chán nản với sự lặp đi lặp lại của một công việc. Vì thế, trong công tác lãnh đạo, một người lãnh đạo có tư duy tầm cỡ phải biết thử, dám thử những hạng mục mới để tạo đà phấn đấu. Lấy đó làm thước đo thành công trong quá trình công tác của mình. Bởi vì, “đổi mới luôn là điều tạo ra sự khác biệt giữa người lãnh đạo và kẻ phục tùng”.

Trên đây, là bài viết  chúng tôi chia sẻ về tư duy lãnh đạo và những điều cần biết, mong rằng qua bài viết này quý vị có thể hiểu thêm về những thắc mắc của mình. Nếu có nhu cầu cần tư vấn, quý vị hãy liên lạc với chúng tôi, chúng tôi đảm bảo sẽ tư vấn cho quý vị một cách nhiệt tình nhất.