Trợ giúp
Học tốt trên lớp
Luyện thi
Hiểu học hành
Cùng Clevai tìm hiểu tư duy thiết kế là gì? Quy trình tư duy thiết kế chuẩn để có thể áp dụng và thay đổi tư duy cho mình ở bài viết sau!
Bạn hiểu tư duy thiết kế là gì? Quy trình tư duy thiết kế như thế nào? Bài viết này Clevai sẽ chia sẻ chi tiết nhất về lợi ích của tư duy thiết kế mang lại cho người dùng và đặc điểm, quy trình tư duy thiết kế chuẩn mà bạn có thể học hỏi và áp dụng vào cuộc sống của mình.
Tư duy thiết kế là quá trình liên tục nghiên cứu người dùng, thách thức các giả định và xác định lại vấn đề nhằm mục tiêu tìm kiếm các chiến lược và giải pháp thay thế tối ưu hơn. Từ đó tăng cường sự hiểu biết về khách hàng đang sử dụng sản phẩm của mình
Tư duy thiết kế là chìa khóa giúp doanh nghiệp thấu hiểu người dùng thông qua việc không ngừng đặt câu hỏi về vấn đề, phương pháp làm việc hiện tại và các giải định tương lai.
Tư duy này cực kỳ hữu ích giúp giải quyết các vấn đề chưa được xác định rõ ràng bằng việc nghiên cứu quan điểm người dùng, ý tưởng, ứng dụng thực tế để tìm ra hướng đi đúng đắn nhất.
Việc áp dụng tư duy thiết kế vào đời sống, kinh doanh sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho người dùng.
Xem thêm: BÍ KÍP GIÚP CON PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO
Theo nhiều nghiên cứu của người sở hữu tư duy thiết kế thì chúng sẽ có một số đặc điểm chung sau:
Quy trình tư duy thiết kế chung đều dựa theo nguyên tắc giống nhau, dưới đây là mô hình 5 bước tư duy thiết kế được áp dụng nhiều nhất.
Bước 1: Đồng cảm
Đây là giai đoạn nghiên cứu nhu cầu người dùng để có được sự hiểu biết và đồng cảm chung giúp bạn gạt bỏ được những giả định riêng về thế giới. Và từ đó có cái nhìn sâu sắc nhất về khách hàng và mong mỏi của họ đối với sản phẩm/ dịch vụ của bạn.
Bước 2: Xác định
Khi đã có ý tưởng cụ thể thông tin người dùng, thì bạn sẽ phân tích các quan sát của mình và tổng hợp chúng lại để xác định vấn đề cốt lõi cần quan tâm. Xây dựng chân dung khách hàng chi tiết sẽ giúp bước tiếp theo đơn giản và đúng mục tiêu hơn.
Bước 3: Tạo ý tưởng
Bắt đầu tiến hành xây dựng ý tưởng dựa vào thông tin thu thập được ở 2 giai đoạn đầu tiên sẽ giúp bạn suy nghĩ thấu đáo, tìm kiếm các phương pháp, giải pháp thay thế sáng tạo cho vấn đề mà khách hàng quan tâm. Lúc này kỹ năng brainstorming được phát huy tác dụng cao nhất.
Bước 4: Thử nghiệm
Mục đích của giai đoạn thử nghiệm là xác định đâu là giải pháp tốt nhất để bạn có thể giải quyết vấn đề cụ thể. Bạn sẽ cho ra mắt một số phiên bản dịch vụ thử nghiệm để đánh giá hiệu quả của ý tưởng đề xuất đó ổn hay không. Tùy vào từng trường hợp mà quá trình thử nghiệm có thể diễn ra thực thế hoặc phác thảo trên giấy.
Bước 5: Kiểm tra
Đây là bước cuối cùng quan trọng nhất trong tư duy thiết kế để kiểm tra các mẫu thử nghiệm ở trên. Kết quả đánh giá mẫu này sẽ được sử dụng để xác định lại một hoặc nhiều vấn đề nảy sinh tiếp theo. Bạn có thể lặp lại các bước trước, thay đổi và cải tiến thêm để cho ra phiên bản hoàn hảo nhất về thiết kế.
Về cơ bản, tư duy thiết kế sẽ giúp tiếp cận giải quyết vấn đề dựa trên việc đánh giá các khía cạnh đã biết để từ đó đưa ra phương án phù hợp nhất giúp bạn có chiến lược mới hoàn hảo. Hy vọng với chia sẻ trên mà Clevai cung cấp sẽ giúp bạn có thông tin bổ ích về tư duy thiết kế. Truy cập ngay website của chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn nhé.