Trợ giúp
Học tốt trên lớp
Luyện thi
Hiểu học hành
Sơ đồ tư duy Thương vợ không chỉ giúp học sinh tiếp thu được kiến thức nhanh chóng mà còn nêu bật được giá trị sâu sắc mà tác giả muốn truyền đạt đến người đọc qua từng câu từ.
Nhằm giúp cho các em học sinh có thể dễ dàng tiếp thu kiến thức. Trong bài viết này Clevai xin gửi đến bạn sơ đồ tư duy Thương vợ được trình bày ngắn gọn, chi tiết. Hy vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích cho các em học sinh trong quá trình học tập. Cùng theo dõi các thông tin bên dưới đây của bài viết nhé!
- Trần Tế Xương sinh năm 1870 và mất năm 1907 ông có tên thật là Trần Duy Uyên. Sau này khi đi thi Hương mới đổi thành Trần Tế Xương.
- Ông là một người rất cá tính và có phong cách sống phóng túng không thích sự gò bó, khuôn khổ. Có lẽ chính vì vậy mà ông không thành công trên con đường khoa bảng.
- Ông sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đầu của chế độ thực dân nửa phong kiến. Nam Định quê hương của ông chính là bức tranh tái hiện đầy đủ xã hội nước ta lúc bấy giờ.
- Các tác phẩm chính của Tế Xương:
+ Sáng tác của ông gồm có 2 mảng chính là trữ tình và trào phúng
+ HIện nay các tác phẩm của ông còn khoảng 100 bài chủ yếu là thơ Nôm và câu đối, văn tế
- Phong cách sáng tác:
+ Trữ tình và trào phúng nhưng trữ tình là gốc rễ còn lại trào phúng chỉ là cành lá.
+ Thơ của ông bắt nguồn từ tâm huyết với người dân, với đời
Vợ của ông là bà Phan Thị Mẫn quê quán Hải Dương. Là một người vợ hiền thảo, hai người có với nhau 8 người con. Trong hoàn cảnh sống nghèo khổ không những vậy còn thất bại đường công danh. Ông đã phải sống nhờ vào sự tần tảo của người vợ.
Cảm thông sâu sắc trước tấm chân tình của vợ, Tú Xương đã làm một chùm thơ tặng vợ như: Thương vợ, tết dán câu đối, văn tế sống vợ…
Đoạn 1: ( gồm 4 câu thơ đầu). Hình ảnh bà Tú tần tảo vất vả sớm hôm mò cua bắt ốc, chịu thương chịu khó được tái hiện qua nỗi nhớ của thi sĩ
Đoạn 2: Còn lại. Tình cảm và thái độ của ông đối với vợ mình.
Tác phẩm đã tái hiện lại tình cảm yêu quý của tác giả đối với vợ mình một cách đầy chân thực và xúc động. Dựa vào hình ảnh người vợ tần tảo sớm hôm và giàu đức hy sinh.
- Cảm xúc chân thành của tác giả qua lời thơ giản dị đầy ý nghĩa
- Tác giả đã sử dụng sáng tạo các thành ngữ vào trong bài thơ
- Vận dụng linh hoạt hình ảnh thân cò trong ca dao
- Từ ngữ trong bài giản dị và mộc mạc, giàu sức gợi hình.
Luận điểm 1 là hình ảnh bà Tú được xuất hiện trong 6 câu thơ đầu
+ Sự vất vả buôn bán ngược xuôi để nuôi chồng và con
+ Đức tính đảm đang, chịu thương chịu khó không ngại khó khăn của bà
Luận điểm 2 là nỗi lòng và tình cảm thương nhớ vợ của ông Tú trong 2 câu kết
Dựa vào bản vẽ sơ đồ tư duy bài Thương vợ ta có thể nhận thấy được tiếng lòng và sự cảm thông của tác giả trước khó khăn, vất vả của vợ mình. Phải là một người yêu vợ và thương vợ sâu sắc thì ông mới có thể viết lên được những cảm xúc chân thật như vậy.
Luận điểm 1 là gánh nặng của gia đình đặt nặng lên đôi vai gầy của bà Tú
Luận điểm 2 chính là thực cảnh mưu sinh vất vả nuôi chồng con và tiếng lòng xót thương da diết của Tú Xương
Luận điểm 3 Sự vất vả và gian nan đã cho thấy đức tính chịu khó hết lòng vì chồng con của bà Tú.
Luận điểm 4 Chính là tấm lòng yêu thương vợ và thái độ của ông với xã hội thực tại lúc bấy giờ.
Qua bản vẽ sơ đồ tư duy Thương vợ trên cũng cho thế ông đang tự cười chính bản thân mình. Tác giả tự nhận thấy mình không thể giúp gì được cho vợ. Ông tự ngẫm thấy bà có chồng mà cũng như không. Phải chăng đây chính là lời dằn vặt chính bản thân khi đã là một gánh nặng cho vợ.
Sơ đồ tư duy Thương vợ đã khái quát một cách rõ ràng về hình ảnh bà Tú tháo vát và chu đáo với chồng con. Công việc của bà thật không hề dễ dàng một chút nào. Nhưng không lúc nào ta thấy bà lùi bước. Khi thì lặn lội một mình nơi quãng vắng hay lúc thì bon chen nơi chốn đò đông. Tất cả chỉ để mang đến một cuộc sống ấm no cho gia đình.
Hình ảnh ông Tú được tái hiện đầy đủ qua sơ đồ tư duy bài Thương vợ. Ông tuy không buôn bán cùng vợ nhưng trái tim của ông luôn một lòng một dạ hướng về vợ mình. Đặc biệt sự trân quý và tình yêu thương được thể hiện rõ ràng qua câu thơ “Nuôi đủ năm con với một chồng”. Phải là một người yêu thương vợ sâu sắc ông mới có thể hạ được cái tôi của mình để nói lời cảm ơn đến vợ.
Trên đây là các mẫu sơ đồ tư duy Thương vợ mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng qua những thông tin đã chia sẻ các em học sinh có thể học tốt hơn.