Trợ giúp
Học tốt trên lớp
Luyện thi
Hiểu học hành
Tham khảo ngay sơ đồ tư duy tỏ lòng lớp 10 để có thể nắm rõ được nội dung và ý nghĩa của tác phẩm đầy đủ và súc tích nhất.
Nhằm giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức và nội dung tác phẩm văn học bài Tỏ lòng, bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách vẽ sơ đồ tư duy bài tỏ lòng ngắn gọn, súc tích với đầy đủ nội dung. Cùng theo dõi để nắm được nội dung của sơ đồ tư duy bài tỏ lòng ngữ văn 10 nhé.
Ở phần này bạn sẽ phải nắm được thông tin về tác giả Phạm Ngũ Lão (1225-1320). Ông là người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào nay thuộc Ân Thi - tỉnh Hưng Yên. Ông xuất thân là nông dân nhưng có ý chí và tinh thần cứu nước cao với văn võ song toàn và đã trở thành một tướng tài giỏi dưới quyền Trần Hưng Đạo.
Hiện ông có 2 tác phẩm còn lại là Thuật Hoài và Vãn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương vẫn được lưu truyền. Cuộc đời ông trải qua nhiều thăng trầm, có công lớn trong cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên. Sau đó, ông lấy con gái nuôi của Trần Hưng Đạo.
Hoàn cảnh sáng tác vào cuối năm 1284 trước khi diễn ra cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ 2.
Bài thơ Tỏ lòng sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật.
Bố cục: 3 đoạn với hai câu đầu thể hiện hình ảnh người tráng sĩ và quân đội nhà Trần. Còn 2 câu sau thể hiện chí làm trai của tác giả.
Giá trị nội dung: Thể hiện vẻ đẹp con người thời Trần có sức mạnh, ý chí và nhân cách đẹp.
Giá trị nghệ thuật: Sử dụng hình ảnh kỳ vĩ, ngôn từ hàm súc, giàu tính
Được thể hiện qua con người thời đại và khát vọng cá nhân để thể hiện rõ tâm lý của tác giả vào trong tác phẩm. Nó như lời nói hộ lòng mình của ông Phạm Ngũ Lão.
Một tác phẩm nghệ thuật sẽ có đủ 3 phần mở bài, thân bài và kết bài. Tác phẩm Tỏ lòng cũng có bố cục 3 phần đầy đủ dựa vào sơ đồ tư duy tỏ lòng để bạn có thể phân tích tác phẩm rõ ràng và chi tiết hơn.
Phần mở bài
Sẽ giới thiệu về tác giả Phạm Ngũ Lão như tiểu sử, tài năng, sáng tác văn học chính. Và nói qua về tác phẩm tỏ lòng như thời gian sáng tác, giá trị nội dung và nghệ thuật.
Thân bài
Phân tích từng câu hoặc đoạn để làm nổi bật ý nghĩa mà tác giả gửi gắm trong bài tỏ lòng. Với sự nghiệp chống giặc ngoại xâm cứu dân, cứu nước để mang lại hòa bình cho nhân dân. Qua tác phẩm Phạm Ngũ Lão cổ vũ con người từ bỏ lối sống tầm thường, ích kỷ để sẵn sàng chiến đấu, hi sinh cho sự nghiệp cứu nước, cứu dân.
Bên cạnh đó là nỗi thẹn của ông vì chưa có tài mưu lược để trừ giặc, cứu nước. Ông đã sử dụng hình ảnh ẩn dụ với các nhân tài nổi tiếng mưu lược như Không Minh,..để so sánh và cảm thấy hổ thẹn với bản thân. Mang trong mình hoài bão lớn trở thành người có tài, có đức, có trí để giúp vua, giúp đất nước. Vì thế nó nói lên nỗi thẹn của tâm hồn tác giả chân thật nhất.
Phần kết bài
Sẽ khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ để thể hiện được tinh thần của tác giả về vẻ đẹp con người thời Trần, mang nhân cách cao đẹp và hào khí Đông A. Với bút pháp nghệ thuật hoành tráng có tính sử thi với hình tượng thơ lớn lao, kì vĩ để nói hết nỗi lòng của tác giả.
Hai câu thơ đầu miêu tả người tráng sĩ và quân đội nhà Trần. Trong đó, hình ảnh người tráng sĩ hiện nên với đẹp mạnh mẽ sử dụng hai chữ “ múa giáo” và “hoành sóc”. Với thể thơ đường luật chữ Hán hàm súc, uyên bác miêu tả rõ người tráng sĩ lớn lao đó. Tiếp đến là sức mạnh của quân đội nhà Trần được phóng đại với sức mạnh của hổ báo. Thể hiện tinh thần, khí thế hào hùng của quân đội mang hào khí Đông A.
Hai câu thơ sau thể hiện ý chí nam nhi và nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão với ý chí nam nhi sẽ phải có công danh sự nghiệp, tiếng nói trong xã hội để lại tiếng thơm cho đời, được mọi người tôn vinh ca ngợi vì nước, vì dân phục vụ.
Tỏ lòng một trong những tác phẩm thời trung đại ý nghĩa sử dụng ngôn từ, cách gieo vần độc đáo tạo ra sự mới lạ cho người đọc. Dựa vào sơ đồ tư duy tỏ lòng ở trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tác phẩm và giải đáp được những khúc mắc của mình về tác phẩm trên. Hãy theo dõi Clevai để cập nhật cho mình nhiều thông tin bổ ích hơn nhé.