Trợ giúp

Quay lại

Học tốt trên lớp

Luyện thi

Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Bài Tôi Đi Học Ngắn Gọn & Đầy Đủ || Clevai Math

Tác phẩm Tôi Đi Học là một trong những văn bản quan trọng của chương trình Văn Học. Cùng tìm hiểu về sơ đồ tư duy bài Tôi đi học để học tốt hơn nhé!

hieu-con-yeu

Tác phẩm Tôi Đi Học là một văn bản có ý nghĩa sâu sắc. Do vậy để ghi nhớ được lâu hơn và phân tích được nội dung quan trọng. Các em học sinh có thể kết hợp sử dụng sơ đồ tư duy Tôi đi học được chúng tôi trình bày trong bài viết dưới đây.

1. Đôi nét về tác giả và tác phẩm Tôi đi học

1.1 Tác giả Thanh Tịnh

Thanh Tịnh sinh năm 1911 và mất năm 1988, ông sinh ra và lớn lên tại ngoại ô thành phố Huế. Phong cách sáng tác của ông thường toát lên vẻ đằm thắm và tình cảm trong trẻo. 

Tác giả Thanh Tịnh

Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả Thanh Tịnh:

  • Tập thơ Hậu chiến trường xuất bản năm 1936

  • Tập thơ Mòn mỏi và Tơ trời với tơ lòng được ông xuất bản năm 1941

  • Năm 1945 ông phụ trách và được làm chủ tịch của tạp chí Văn nghệ quân đội

  • Năm 2007 ông được vinh dự trao tặng giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật

1.2 Tác phẩm tôi đi học

Hoàn cảnh sáng tác

Tác phẩm Tôi đi học là một truyện ngắn được in trong tập Quê mẹ và xuất bản năm 1941.

Bố cục

  • Đoạn 1: (Từ đầu cho đến lướt ngang trên ngọn núi). Đây chính là tâm trạng và cảm xúc của nhân vật tôi trên đường đi học từ nhà đến trường.
  • Đoạn 2: (Tiếp cho đến xa nhà hay xa mẹ tôi). Đây là tâm trạng và cảm xúc của nhân vật khi đứng trước sân trường.
  • Đoạn 3: Còn lại: Dòng tâm trạng của nhân vật khi đặt chân vào lớp học và bắt đầu bài học mới.

Giá trị nội dung

Trong cuộc đời của mỗi con người kỷ niệm về tuổi học trò là quãng thời gian trong sáng nhất. Đặc biệt buổi tựu trường đầu tiên sẽ luôn được ghi nhớ mãi trong tâm trí. Thấu hiểu được điều đó Thanh Tịnh đã diễn tả lại cảm xúc này thật tinh tế qua những dòng cảm nghĩ của nhân vật tôi.

Giá trị nghệ thuật

Tác phẩm đã miêu tả được khá chân thật và tinh tế diễn biến tâm trạng của nhân vật trong ngày đầu đến trường. Ngoài ra việc sử dụng ngôn từ giàu tính biểu cảm và hình ảnh so sánh độc đáo đã ghi lại được dòng suy nghĩ và hồi tưởng của nhân vật tôi.

2. Các mẫu sơ đồ tư duy văn bản Tôi đi học ngắn gọn, dễ hiểu

Vẽ sơ đồ tư duy bài Tôi đi học - Mẫu 1

Dựa vào sơ đồ tư duy Tôi đi học mà học sinh có thể nhận thấy được dấu hiệu trưởng thành và sự nhận thức của nhân vật tôi trong ngày đầu đi học. Bằng sự lồng ghép các nghệ thuật miêu tả tâm lý tinh tế, chân thực đã mang đến sự thành công cho tác phẩm.

Sơ đồ tư duy văn bản Tôi đi học dễ hiểu

Sơ đồ tư duy bài Tôi đi học chi tiết - Mẫu 2

Với sơ đồ tư duy mẫu 2 này tác phẩm sẽ được phân tích theo diễn biến chiều sâu tâm trạng của nhân vật tôi. Đầu tiên sẽ là tâm trạng và cảm nhận của nhân vật khi cùng mẹ đến trường. Sau đó sẽ làm cảm xúc khi đứng trước sân trường. Cuối cùng đó là tâm trạng của nhân vật tôi khi học buổi học đầu tiên tại ngôi trường mới. Sơ đồ tư duy văn bản Tôi đi học đã tái hiện lại các chi tiết về cảm xúc của nhân vật rất cụ thể. 

Bản vẽ sơ đồ tư duy bài Tôi đi học

Sơ đồ tư duy Tôi đi học - Mẫu 3

Mẫu sơ đồ tư duy này sẽ giúp học sinh tìm hiểu về tác giả và tác phẩm trước tiên. Sau đó mới hướng học sinh đến khám phá cảm xúc của nhân vật tôi. Đặc biệt sơ đồ còn nhắc đến các chi tiết về khởi nguồn của nỗi nhớ như: quang cảnh, ngày cuối thu, lá rụng nhiều…

Sơ đồ tư duy giúp học sinh tiếp thu kiến thức nhanh hơn

3. Đọc hiểu văn bản Tôi đi học

Dựa vào sơ đồ tư duy Tôi đi học chúng ta có thể dễ dàng hệ thống lại kiến thức của tác phẩm một cách ngắn gọn như sau:

3.1 Liên tưởng trong ngày đầu đi học

  • Những chi tiết cho thấy cảnh vật đang chuyển dần sang mùa thu: Cuối thu là thời điểm tựu trường, lá rơi, mây bàng bạc..
  • Hình ảnh những em bé nép sau chân mẹ trong buổi đầu tới trường..

3.2 Diễn biến tâm trạng nhân vật 

Khi cùng mẹ đến trường

  • Cảnh vật và con đường rất quen thuộc bây giờ bỗng thấy xa lạ
  • Cảm nhận thấy có sự thay đổi lớn trong lòng, một cảm giác trang trọng và đứng đắn
  • Tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ và lúng túng

Khi đứng giữa sân trường

  • Không khí náo nức và vui vẻ của ngày hội tựu trường
  • Cảm thấy mình thật nhỏ bé và lo sợ vu vơ
  • Hồi hộp chờ đợi gọi đến tên của mình
  • Khi vào lớp học thì bật khóc

Khi ngồi trong lớp học

  • Một cảm giác vừa xa lạ vừa gần gũi bao trùm tâm trí
  • Làm quen với bạn bè và tìm hiểu về phòng học, bàn ghế

3.3 Hình ảnh của người lớn

  • Ông đốc là một nhân vật người thầy, người lãnh đạo rất nhiệt huyết và thấu hiểu tâm lý trẻ.
  • Thầy giáo vui vẻ và hết mực yêu thương học trò

Qua đó cũng thấy được tấm lòng, trách nhiệm của nhà trường đối với các thế hệ trẻ. Đồng thời môi trường giáo dục thân thiện cũng là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn cho các em.

Trên đây là các mẫu sơ đồ tư duy Tôi đi học mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng qua những điều đã chia sẻ các em học sinh có thể thấu hiểu và tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng nhất. Chúc các em học tập ngày một tốt và tiến bộ hơn.